Sáng nay, 28/10/2013, sân trường THCS Phong Thủy rộn ràng vui tươi phấn khởi hơn vì được đón đoàn sinh viên Học viện CSND về thực tế tại địa phương kết hợp để tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và An toàn giao thông đường bộ.
Tham
dự buổi tuyên truyền này có các vị lãnh đạo địa phương, học viện cảnh sát, các
sinh viên học viện CSND về thực tế, các thầy cô giáo và 444 em học sinh trường
THCS Phong Thủy. Các em được các anh chị sinh viên tuyên truyền về thực trạng,
nguyên nhân, hậu quả, cách phòng tránh bạo lực học đường và các kĩ năng An toàn
giao thông đường bộ bằng các hoạt cảnh, tình huống và trò chơi hấp dẫn, hứng
thú thu hút được sự quan tâm của đông đảo các em học sinh.
Tình
trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức
phức tạp. Bạo lực học đường được hiểu là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh
đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập,
xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người
học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Hiện tượng bạo lực
không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra liên
tục hơn và bộc lộ tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng. Điều đáng lo ngại là lý do
dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường
đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội…
Theo số liệu được
Bộ Giáo dục và đào tạo, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học
sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cứ khoảng trên
5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc
thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau.
Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu
niên phạm tội. Những số liệu đó là hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà
trường và xã hội, cần quan tâm và có biện pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn
này. Có nhiều hình thức bạo lực học đường xảy ra ở các nhóm đối tượng học sinh
khác nhau, một số loại bạo lực học đường thường xảy ra như: Bạo lực về thể chất
là hành vi dễ nhận thấy như đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, xé quần áo, đổ đồ ăn lên
người, trấn lột cướp đồ giữa học sinh với nhau. Bạo lực bằng lời nói là việc sử
dụng những hành vi hoặc lời nói gây xúc phạm, gán ghép hoặc bôi nhọ, sỉ nhục,
chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo ý mình. Ngoài ra, còn có bạo lực tâm lý,
bạo lực xã hội, bạo lực điện tử.. Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm
trọng về thể chất và tinh thần của học sinh và cả bản thân các học sinh thực hiện
hành vi bạo lực. Đối với sức khỏe thể chất sẽ gây ra những thương tích trên
cơ thể, trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Còn về
tâm lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của học sinh, gây ra tâm lý sợ
hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh là những trạng thái phổ biến mà hầu hết
các em học sinh bị bạo lực đã phải trải qua. Nạn nhân của bạo lực học đường thường
có những biểu hiện lầm lì, ít nói, mất tự tin, luôn ở trong trạng thái lo lắng,
ngại tiếp xúc với mọi người, lo sợ khi đến trường, thậm chí phát sinh các vấn đề
về sức khỏe tâm thần. Đối với các em học sinh gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối
tượng bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân và các bạn cùng học, cùng với là nỗi
lo lắng bị trả thù từ phía nạn nhân, gia đình và bạn bè của nạn nhân. Ngoài ra
còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập: Các em học sinh là nạn nhân của
bạo lực thường có xu hướng không thể tập trung học, lo sợ khi đến lớp, dẫn đến kết
quả học tập bị giảm sút.
Để
phòng chống bao lực học đường, giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong
việc trang bị cho các em các kiến thức, kĩ năng hiểu biết về đạo đức, pháp luật,
giáo dục các kĩ năng ứng xử, định hướng nhân cách và thái độ trong các mối quan
hệ xã hội. Trong những năm qua nhà trường cùng với Liên đội đã triển khai nhiều
biện pháp quan trọng để tăng cường hiệu quả giáo dục kĩ năng phòng chống bạo lực
cho học sinh như tổ chức cho các em học tập nội quy nhà trường, kí cam kết thực
hiện vào đầu năm học, tăng cường hoạt động của đội Sao đỏ theo dõi, nắm bắt nhắc
nhở kịp thời các học sinh có hành vi, biểu hiện vi phạm và can thiệp kịp thời
những vụ mâu thuẫn nhỏ của học sinh để tránh xảy ra bạo lực. Trong các giờ học,
các giáo viên bộ môn đã tiến hành lồng ghép giáo dục, hướng dẫn học sinh, đặc
biệt là trong bộ môn Giáo dục công dân giáo viên đã giúp các em hiểu được quy định
của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm của mỗi người, mọi hành vi xâm phạm đến quyền này đều bị
pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Đồng thời, giáo viên cũng đã trang bị cho học
sinh những kĩ năng để phòng tránh bạo lực học đường như:
1.
Hoà giải nhằm xử lí các mâu thuẫn học đường trên tinh thần dân chủ, tôn trọng.
2.
Báo ngay cho người lớn để xử lí kịp thời tình huống mâu thuẫn mới phát sinh nhằm
tránh xảy ra bạo lực học đường.
3.
Bỏ chạy khỏi vị trí nguy hiểm có thể xảy ra bạo lực học đường, kêu cứu để thu
hút sự chú ý của mọi người.
4.
Sử dụng một số thế võ tự vệ (nếu biết) để đảm bảo an toàn cho bản thân nhằm tránh
bạo lực học đường.
5.
Thành thật kể với người lớn những chuyện đáng tiếc có liên quan đến bạo lực học
đường đã xảy ra để nhận được sự giúp đỡ.
6.
Lập tức kiểm tra y tế nếu có những biểu hiện bất thường về cơ thể hoặc sức khoẻ
(đau, nhức…) sau khi bị bạo lực học đường.
Bên
cạnh đó, giáo viên GDCD đồng thời phụ trách công tác tham vấn học đường cũng sẵn
sàng chia sẽ, tham vấn cho các em bị hoặc có nguy cơ bị bạo lực học đường bằng
cách gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại khi các em có nhu cầu hoạc được
giáo viên chủ nhiệm giới thiệu hàng ngày.
Liên
đội cũng kết hợp và xử lý nghiêm khắc những em học sinh có hành vi bạo lực học
đường để làm gương cho các em khác, giữ gìn nề nếp trật tự trường học, hướng tới
xây dựng môi trường học tập an toàn, trường học hạnh phúc.
Sau phần truyên truyền về phòng chống bạo lực học đường đầy
hấp dẫn các em học sinh được các anh chị học viện cảnh sát tổ chức một số trò
chơi nhằm tuyên truyền các kĩ năng an toàn giao thông như kĩ năng đội mũ bảo hiểm
đúng quy định, kĩ năng nhận biết và thực hiện các biển báo hiệu giao thông đường
bộ…Các em rất hào hứng tham gia và mỗi em đều được nhận một món quà nhỏ động viên
nên em nào cũng thích thú!
Kết thúc buổi tuyên truyền là những tiết mục văn nghệ sôi động
và biểu diễn võ thuật đẹp mắt của các anh chị sinh viên trong tiếng vỗ tay cổ
vũ nhiệt tình của tất cả mọi người. Thay mặt Nhà trường, thầy Hiệu trưởng đã cảm
ơn học viện cảnh sát nhân dân và các em sinh viên đã phối hợp cùng nhà trường tổ
chức một hoạt động đầy ý nghĩa góp phần cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ
năm học 2023-2024.
Tin bài: Giáo viên: Võ Thị Hồng Giang
* Một số hình ảnh tiêu biểu:
23