GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 187
Số lượt truy cập: 13652974
QUẢNG CÁO
BÀI PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 2 NĂM HỌC 2023 - 2024 3/24/2024 6:38:55 AM
Chủ đề : Mừng Đảng , mừng xuân. Đây là chương trình phát thanh măng non tháng 2/2024 của liên đội trường THCS Phong Thủy Các bạn thân mến ! Mùa xuân đã về, mùa xuân đẹp quá, khắp xóm làng của chúng ta đâu đâu cũng thấy đông vui, tràn đầy hoa và ánh nắng. Thế là chúng mình đã lớn thêm một tuổi rồi các bạn nhỉ !

Mở đầu chương trình phát thanh, măng non xin mời các bạn hãy nghe điểm tin của liên đội chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/ 2/1930 - 3/ 2/2020 và mừng xuân mới. .

          Các bạn thân mến ! Ngoài việc duy trì tốt các nề nếp hoạt động thì phong trào học tập của Liên đội được đặt lên hàng đầu. Trong học kỳ I vừa qua, Liên đội đã tổ chức nhiều hình thức nhằm nâng cao chất lương học tập cho các bạn trong liên đội như: truy bài 15 phút đầu giờ, đôi bạn cùng tiến, tổ chức học tổ, học nhóm, phong trào bông hoa điểm tốt v.v….Chính vì thế nên kết quả học tập của các bạn trong học kỳ I chúng ta đạt kết quả học tập rất là tốt.

Các bạn vừa nghe xong phần tin của Liên đội làm và đạt trong tháng 1 .Để kết thúc chương trình mời các bạn nghe bài hát " Mùa xuân tình bạn "

+ Các bạn thân mến!

          Để giúp các bạn tìm hiểu thêm về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Măng non mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.

          Ngày 1-5-1929, Đại hội toàn quốc Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội họp ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kỳ với đai biểu xuất sắc nhất là đồng chí Ngô Gia Tự đưa ra đề nghị giải tán Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, thành lập Đông dương cộng sản Đảng. Đề nghị đó không được đại hội chấp nhận nên đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ hội nghị ra về. Đến ngày 17-6-1929 Đông dương CS Đảng được thành lập.

          Tháng 10 năm 1929, Kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội họp đại hội tuyên bố giải tán Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và thành lập An Nam cộng sản Đảng.

          Tháng 1-1930, thành lập Đông dương CS Đảng Liên đoàn.

          Trong vòng nửa năm 3 tổ chức cộng sản đã liên tiếp ra đời. Nhận được tin có 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Quốc tế cộng sản đã gởi thư kêu gọi các nhóm cộng sản này thống nhất lại. Đồng chí Nguyễn Ai Quốc, ủy viên Bộ phương đông, phụ trách cục phương nam đã thay mặt quốc tế cộng sản triệu tập cuộc họp để hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam.

          Ngày 3-2-1930 Hội nghị hợp nhất họp ở Cửu Long ( cạnh Hương Cảng) do đồng chí Nguyễn Ai Quốc chủ trì, có 2 đại diện đông dương CS Đảng, 2 đại diện An nam CS Đảng tham dự. Đông dương CS liên đoàn không kịp cử đại biểu đến họp. Tổng số Đảng viên lúc ấy có 211 người.

          Sau 5 ngày ( từ mồng 3 đến mồng 7 tháng 2) Hội nghị đã nhất trí tán thành thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua chính cương, sách lược, điều lệ tóm tắt của các đoàn thể quần chúng.

          Hội nghị hợp nhất có giá trị lịch sử như Đại hội thành lập Đảng, chấm dứt tình trạng phân tán của phong trào cộng sản làm cho sức mạnh của hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng tăng lên gấp bội và từ ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam đã thật sự là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam .

          Các bạn thân mến! Chuyên mục tiếp theo chúng mình cùng đi tìm hiểu về Tết cổ truyền Việt Nam nhé!

          Như chúng ta đã biết, Tết cổ truyền Việt Nam một nét đẹp văn hóa của người Việt bao đời nay. Đây chính là thời khắc giao mùa giữa năm cũ và năm mới, bắt đầu cho một sự khởi đầu mới, với hi vọng về mọi sự may mắn, tốt lành. Dịp Tết cổ truyền hằng năm vẫn luôn diễn ra, thể hiện phong tục tập quán tốt đẹp. Vậy ngày Tết cổ truyền Việt Nam có ý nghĩa gì, có những lễ hội hay ẩm thực đặc trưng nào thì hãy cùng nhau tìm hiểu!

          Tết cổ truyền Việt Nam còn được gọi là Tết Nguyên Đán. Đó là ngày Tết chính thức của Việt Nam, đánh dấu sự xuất hiện của mùa xuân dựa trên Âm lịch. Đây là lễ hội quan trọng và phổ biến nhất của người dân Việt Nam trong năm.

          Tết cổ truyền Việt Nam được diễn ra vào khoảng cuối tháng Giêng hoặc tháng Hai theo lịch âm. Người Việt Nam có niềm tin phổ biến rằng có 12 con vật linh thiêng từ Hoàng đạo thay phiên nhau giám sát và điều khiển các công việc của trái đất. Như vậy, Giao thừa là thời khắc nhường lại công việc cai quản cho một con vật mới theo thứ tự 12 con giáp. Vậy ý nghĩa của Tết cổ truyền Việt Nam là gì?

          Ý nghĩa ngày Tết cổ truyền Việt Nam là dịp đặc biệt để mọi người hành hương đi chùa, đền. Các thành viên trong gia đình sum họp để cùng nhau đón một năm mới, hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn và tạm biệt năm trước. Vì đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam, nên mọi thứ phải được chuẩn bị tươm tất nhất với mong muốn một năm mới an khang thịnh vượng, quanh năm đầy đủ ấm no.

          Một trong những món ăn truyền thống đặc biệt nhất trong ngày Tết của người Việt Nam là bánh chưng, bánh tét. Khi Tết đến gần, bạn sẽ nhận thấy ngọn lửa cháy suốt đêm trên bếp trong hầu hết các ngôi nhà Việt Nam. Các gia đình đang nấu những chiếc bánh truyền thống đón Tết.

Việt Nam là đất nước trồng lúa nước nên có rất nhiều loại bánh truyền thống của Việt Nam được làm từ đó. Bánh chưng, bánh tét được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và là những thực phẩm cần thiết cho ngày Tết Nguyên đán. Màu sắc của bánh tượng trưng cho đất và trời.

          Bánh Chưng, bánh Tét được làm bằng gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh, mỗi nguyên liệu được gói bên trong một loại lá đặc biệt gọi là lá dong hoặc lá chuối. Làm bánh Chưng, bánh Tét đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ trong từng bước. Gạo và đậu xanh phải ngâm nước một ngày cho dẻo hơn. Thịt lợn thường được ngâm với hạt tiêu trong vài giờ. Việc tạo hình bánh bằng dây tre đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo mới có thể tạo thành hình hoàn hảo.

          Nhân bánh gồm các nguyên liệu thơm ngon như đậu xanh, đậu đen, thậm chí là cả lòng đỏ trứng muối. Tất cả được gói chặt và đẹp mắt trong lá chuối. Bánh được cắt thành từng miếng có màu tím sẫm của chuối, màu vàng của đậu xanh và màu cam của trứng. Hương vị của bánh Tét ngọt dẻo thơm ngon không kém gì bánh Chưng, bánh Tét mặn.

           Bên cạnh bánh chưng, bánh tét thì còn rất nhiều món ăn hấp dẫn không thể thiếu trong mỗi gia đình như các món kiệu, hành muối, thịt, cá; các loại mứt tết, bánh kẹo; các loại giò, chả; mâm ngủ quả...

Tết là sinh nhật của tất cả mọi người, ai cũng thêm một tuổi vì thế khi gặp nhau là mừng nhau thêm một tuổi. Người lớn có tục mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ.

Ngày Tết Nguyên đán là một biểu tượng văn hóa vô cùng ý nghĩa của nước ta. Không khí đầm ấm, vui tươi của ngày Tết luôn là khoảnh khắc không thể quên của mỗi người. Tết cổ truyền mãi là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, là văn hóa tuyệt vời nhất cần được lưu truyền và gìn giữ.

Nhân dịp Xuân Giáp Thìn - 2024, măng non kính chúc tất cả các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng các bạn học sinh trường THCS Phong Thủy luôn mạnh khỏe, bình an, vạn sự như ý!

  “Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN   

  Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG

  Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC

  Công thành danh toại chúc VINH QUANG!”

          Chương trình phát thanh măng non với những tin hoạt động tháng 2 đến đây là hết rồi! 

          Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình sau.- thân ái chào các bạn.

 

Thực hiện nội dung: CLB phát thanh măng non

 

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Lê Đình Lý
Lê Đình Lý
Hiệu trưởng
Nguyễn Đăng Lưu
Nguyễn Đăng Lưu
Admin
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS PHONG THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882654 - Email: thcsphongthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com