GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 36
Số lượt truy cập: 13475985
QUẢNG CÁO
BÀI PHÁT THANH MĂNG NON SỐ THÁNG 02 NĂM HỌC 2021 - 2022 : CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG TÌNH BẠN ĐẸP VÀ NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 5/4/2022 1:48:18 PM
Măng non xin chào các bạn! Các bạn thân mến! Nhằm chấn chỉnh lại về đạo đức, lối sống không lành mạnh, thích dùng bạo lực để giải giải quyết những mâu thuẫn trong một bộ phận học sinh hiện nay, hôm nay liên đội trường THCS Phong Thủy xin gửi đến tất cả các bạn chủ đề phát thanh “Xây dựng tình bạn đẹp - nói không với bạo lực học đường”.

 Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh và các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Hiện tượng học sinh (HS) đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối lòng người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trưc tiếp tới tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, việc tuyên truyền về thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.

1. Khái niệm

Bạo lực học đường: Khái niệm bạo lực học đường: là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động …) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học

          2. Hậu quả

* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.

Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời.

Kể cả những bạn chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các bạn cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những bạn chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.

Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các bạn rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan.

Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.

* Ảnh hưởng đến gia đình

Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

* Ảnh hưởng đến nhà trường

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.

Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.

* Ảnh hưởng đến xã hội

Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.

Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động làm mất trật tự xã hội.

3. Cách phòng tránh bạo lực học đường:

- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.

- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

- Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực.

- Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí./.

Thông qua chủ đề phát thanh lần này mình mong rằng, các bạn sẽ có nhận định và có hành vi đúng đắn - xây dựng tình bạn đẹp để bạo lực không còn trong mỗi một học sinh chúng ta. Chương trình phát thanh măng non đến đây kết thúc. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình này lần sau.

                                         

CLB PHÁT THANH MĂNG NON LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS PHONG THỦY

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Lê Đình Lý
Lê Đình Lý
Hiệu trưởng
Nguyễn Đăng Lưu
Nguyễn Đăng Lưu
Admin
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG THCS PHONG THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882654 - Email: thcsphongthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com