Mùa Đông về mang theo tháng 11 thân yêu – Tháng của nhiều cung bậc cảm xúc khó gọi thành tên. Đan xen giữa cái khoảnh khắc của những ngày cuối thu đầu đông là những thảm lá vàng úa vương đầy trên sân cỏ, khiến lòng ta bất chợt thấy bâng khuâng. Không gian mênh mông của thời khắc giao mùa bắt nhịp cho những cảm xúc mới đến lạ kì.
Cuối thu đầu đông không gian như mênh mông hơn, lẫn trong đó cái dư âm
phảng phất chưa thể xóa hẳn của mùa thu nhẹ nhàng cùng với những cơn
mưa rả rích mang theo hơi lạnh dễ gợi cho người ta tìm về với những hoài niệm.
Cùng với sự chuyển mình của trời đất lại có biết bao cung bậc cảm xúc cũng
đang tràn về trong ký ức của mỗi con người. Lúc này, lòng tôi chợt nhớ,
chợt nghĩ về những gì đã qua. Nhớ về ngày “NHÀ GIÁO VIỆT NAM” mà ai ai
cũng tôn vinh.
Với những người đi gieo
hạt thì tháng 11 là nơi cất giữ những tâm tư, tình cảm và cả lòng tự hào. Tự
hào bởi “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, Bởi họ là
những người lái đò thầm lặng chở biết bao lữ khách sang sông. Để rồi mỗi mùa
hiến chương lại về chúng ta được nhìn lại những hạt giống họ đã ươm mầm đơm hoa
kết trái .
“…Con đò mộc - mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…”
Đúng
như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý vào bậc
nhất trong các nghề cao quý, là nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng
tạo”. Chắc có lẽ rất nhiều người chưa
hiểu hết vai trò, ý nghĩa của ngày 20/11 đây là ngày
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các thầy cô giáo trên toàn thế giới
nói chung và cá thầy cô giáo nước ta nói riêng. Chính vì vậy, năm1946 để đấu tranh chống lại
những quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản dân chủ, phản khoa học,
các nhà giáo tiến bộ trên thế giới đã liên kết lại và thành lập “Liên hiệp
các công đoàn giáo dục quốc tế ” đặt trụ sở tại Pa ri. Đến năm1949,
tại hội nghị ở Vaxava- thủ đô Ba Lan, “Hiến chương các nhà giáo quốc tế” ra đời
gồm 15 chương, với nội dung đúng đắn và tiến bộ đã đẩy lùi được những
quan điểm sai lầm trong giáo dục, đưa nền giáo dục của nhiều nước phong kiến,
tư bản trở thành nền giáo dục tiên tiến, đề cao nghề dạy học và những
người làm công tác giáo dục. Mãi đến năm
1957, hội nghị quốc tế các nhà giáo lần thứ 2 họp tại Vacxava đã
quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”
nhằm tôn vinh nghề dạy học và củng cố, phát triển mạnh mẽ nền giáo dục tiến bộ
trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, do hoàn cảnh
đất nước chiến tranh đến năm 1958, lần đầu tiên ngày Hiến chương các
nhà giáo quốc tế được tổ chức trên toàn miền Bắc. Ngày 20/11 bắt đầu trở thành
niềm tự hào của các nhà giáo và dần dần đi vào tiềm thức của nhân dân và các
thế hệ học sinh. Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 20/11 được
tổ chức rộng rãi trên toàn quốc. Do tính chất và mục đích tốt đẹp của ngày
hiến chương các nhà giáo quốc tế, thể theo nguyện vọng của nhân dân và các thầy
cô giáo Việt Nam, năm 1982, Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức đề nghị Hội
đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam) ra quyết định số 167 lấy ngày 20/11 hàng năm là “Ngày nhà
giáo Việt Nam”.
Ngày20/11 là một ngày hội lớn của của các thầygiáo, cô giáo
nhằm tôn vinh nghề dạy học. Mỗi người thầy là những người chèo lái, đưa những
lữ khách qua sông. Biết bao chuyến đò đã cập bến nhưng người thầy vẫn lặng lẽ, vẫn miệt mài giữa đôi
bờ cần mẫn đưa biết bao nhiêu thế hệ đi qua dòng sông tri thức ấy. Không còn gì vui hơn , hạnh phúc hơn đối
với thầy cô khi thấy những học trò của
mình trưởng thành, cất cao đôi cánh bay
cao bay xa tới chân trời mơ uóc. Và có niềm vui, niềm hạnh phúc nào hơn khi những lữ khách đã sang sông nay vẫn còn
nhớ đến bến đò xưa và nguòi chèo lăng lẽ. Theo quy luật của tự nhiên anh sáng
của những tia nắng cuối chiều rồi sẽ tắt, dòng sông đến khúc quanh rồi cũng rẽ
chảy sang một hướng khác nhưng thật đáng tự hào việc “dạy người” suốt đời gắn
bó bởi một lối đi chung. Tấm lòng người làm nghề giáo cao cả biết nhường nào! Cho dù trải qua biết bao phong ba bão táp, con đò chở bao hành trang
tri thức ấy vẫn cập đến bến bờ vinh quang.
Quả đúng không sai, khi người ta ví người thầy, người cô như
những người cha, người mẹ thứ hai của các em. Vì tình thương yêu của thầy cô dành cho những cô,cậu học trò như một tình cảm thân thương ruột thịt , bởi
sự tận tình và còn có cả sự hi sinh .Tất cả những tình cảm ấy, đều xuất phát từ trái tim,
từ tình yêu đối với nghề. Tình yêu ấy như ngọn lửa luôn bùng cháy với tất cả
lòng nhiệt huyết. Câu nói “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” quả thật không
sai khi nhắc đến nghề giáo, nhắc đến những con người ngày đêm miệt mài gieo con
chữ. Mỗi
thầy cô giáo được ví như con ong chăm chỉ ngày đêm miệt mài bên trang giáo án,
cần mẫn, chắt chiu giọt mật cho đời. Họ âm thầm cống hiến, âm thầm tỏa hương.
Đó là động lực vô hình vượt qua tất cả những lo toan bộn bề của cuộc sống để
đến trường với một cảm giác bình yên, thân thiết đến lạ kì. Bởi đằng sau cánh
cổng trường là sự cống hiến cho đời, là nhiệm vụ cao quí của người giáo
viên Dạy chữ - Dạy người
Có lẽ rằng, trong nhịp sống hối hả thì bất cứ nghề nào có nhiều áp lực, khi áp
lực công việc quá cao sẽ khiến bạn dễ chán nản, buông xuôi. Nghề giáo cũng có
lúc như vậy. Mệt mỏi vì công việc nhưng lại có những nỗi phiền khiến người
thầy, người cô phải trăn trở. Đó là những học sinh còn chưa ngoan, ham chơi
lười học. Nhưng để vượt lên những khó khăn trong nghề dạy học đó là niềm tin, sự
kính trọng của biết bao thế hệ học trò đã tiếp thêm nghị lực cho thầy cô khiến
cho nỗi buồn ấy nhanh chóng trôi qua. Tự hào thay khi mang trong mình biết bao
cái tên đẹp đẽ “Người đi gieo hạt”, “Kĩ sư tâm hồn”. Xuất phát từ lòng yêu với
nghề, người giáo viên đã ươm mầm cho
biết bao thế hệ học trò cả tài và đức chất chứa nột trái tim nhân hậu , đầy
lòng yêu thương và sẻ chia.
Cho đến tận bây giờ ,trãi qua một thời gian công tác khá lâu
nhưng tôi vẫn tin tưởng vào sự lựa chon của bản thân khi chọn nghề giáo là nghề
gắn bó với cuộc đời. Tôi rất tự hào về nghề giáo..Chính cái cao quý và thiêng
liêng của nghề đã tiếp cho tôi nguồn động lực tạo tiếp tục cống hiến và thắp
sáng nhiều dự định cao đẹp hơn cho nhũng thế hệ học trò tiếp nối. Hạnh phúc khi
những lứa học trò lần lượt trưởng thành và không quên dành cho tôi những tình
cảm ngọt ngào. Cám ơn phấn trắng, bảng đen – người bạn tri kỉ đồng hành cùng
tôi; cám ơn nghề giáo đã cho tôi nếm trải những dư vị khó quên.
Từ
xưa đến nay truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân
tộc ta - truyền thống đó càng được thắp sáng và khơi dậy trong
ngày Ngày Hiến chương Nhà giáo. Ngày mà biết bao thế hệ học trò thể hiện lòng
tri ân thầy cô giáo của mình bằng cả tấm lòng biết ơn sâu sắc.
Một mùa hiến chương nữa
lại về, thay mặt những người làm nghề giáo, xin gửi những lời chúc tốt đẹp
nhất tới thầy cô giáo lời chúc mạnh
khỏe, luôn vững tay chèo tiếp tục đưa những lữ khách qua sông.
Giáo viên : Đào Thị Hảo