TUYÊN TRUYỀN KỈ NIỆM 135 NĂM SINH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2025)
0
Xin chào các bạn !
Mời các bạn nghe chương trình phát thanh măng
non tháng 5 của Liên đội THCS Phong Thủy chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890-19/5/2025) do bạn Nguyễn Phương Linh- học sinh lớp 7.1 trình bày.
Các bạn thân mến!
Cứ mỗi dịp tháng 5 về, lòng
chúng ta lại bâng khuâng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu. Ngày 19/5/1946, lần đầu
tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Từ đó trở đi cứ đến dịp 19/5, toàn dân trên đất
nước Việt Nam cùng sống những giờ phút đặc biệt, niềm vui dâng trào, kính yêu
Bác vô hạn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890
trong một gia đình nhà nho ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực
dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu
sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Với
tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người
đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước
lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
Tháng 6 năm 1911, Người đi ra
nước ngoài. Suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến Pháp và nhiều nước châu Âu,
châu Á, châu Phi, châu Mĩ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và
nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động
cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng.
Năm 1917, thắng lợi của Cách
mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin.
Năm
1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân
Pháp. Tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp,
Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân
An Nam, yêu cầu Chính phủ
Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam .
Ngày
30/6/1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động, học tập và
nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lênin. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân
(10/1923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân.
Năm
1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên,
ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về trong nước, đồng thời
mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Ngày 3/2/1930,
tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng
sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1930 đến năm
1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo
dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban
Chấp hành Trung ương Đảng ta.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm
1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ
tám, quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh,
gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng
quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương
Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân
Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt
Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa.Người tuyên bố trước nhân dân cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập
của dân tộc Việt Nam.
Năm 1969 sức khỏe của Bác Hồ yếu dần, mặc
dù đã được các giáo sư, bác sĩ chăm sóc chu đáo nhưng do tuổi cao sức yếu. Ngày
2/9/1969, Bác đã mãi mãi ra đi ở tuổi 79.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ
Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ
đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh
không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng
cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý
trên thế giới.
Năm 1987, tại kỳ họp lần
thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra
Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà
văn hóa kiệt xuất” .
Ôn lại những bài học
quý giá, những việc làm trong sáng của Người là dịp để chúng ta soi chung tấm
gương lớn, cùng nhau học và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Nhân dip sinh nhật Bác
Trung ương Đoàn kết hợp hội đồng Đội trung ương tổ chức cuộc thi “Bác Hồ với
Thiếu nhi- Thiếu nhi với Bác Hồ” dưới hình thức thi vẽ tranh, thi viết và thi
trực tuyến trên mạng. Chúng mình hãy cùng nhau vẽ lên những bức tranh thật đẹp
để thể hiện tình cảm của mình dâng lên Bác Hồ kính yêu nhé. (Những bức tranh
của các bạn học sinh Liên đội trường THCS Phong Thủy tham gia cuộc thi “Bác Hồ
với Thiếu nhi- Thiếu nhi với Bác Hồ”



Các bạn thân mến!
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác
(19/5/1890 - 19/5/2025) năm nay đúng vào dịp tổ chức đại cháu ngoan Bác Hồ các
cấp, tiến tới Đại hội cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X, là dịp để mỗi
chúng ta bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc tới Bác Hồ kính yêu; cũng là dịp
để các em - những đội viên, thiếu niên và nhi đồng từ khắp mọi niềm đất nước
báo công với Bác về những thành tích mà chúng em đạt được. Chúng em tự hào là
cháu ngoan Bác Hồ, nguyện tiếp bước cha anh, không ngừng trao dồi kiến thức,
đạo đức và kỷ năng; tiếp tục phấn đấu, học tập rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy
để trở thành những công dân có ích, góp phần dựng xây đất nước Việt Nam “đàng
hoàng hơn, to đẹp hơn”, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh
vai các cường quốc năm châu như sinh thời Bác hằng mong muốn./.
Chương trình phát thanh măng non đến đây là hết rồi. Hẹn gặp lại
các bạn trong chuyên mục phát thanh lần sau.
Thực hiện nội dung: Nguyễn
Thị Thúy Kiều
Người phát thanh: Nguyễn Phương Linh - Lớp
7.1